Xu hướng phát triển chuyên viên cấp cứu ngoại viện

August 1, 2017
BÁO NHÂN DÂN- Tình trạng thiếu bác sĩ cấp cứu là một trong những nguyên nhân bất cập trong mô hình cấp cứu ngoại viện hiện tại. Điều này yêu cầu sự linh hoạt từ các hoạt động trong ngành y tế, bao gồm việc công nhận tầm quan trọng của chuyên viên cấp cứu ngoại viện (Paramedic), một nghề chưa có ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở các quốc gia có ngành y tế phát triển.

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ trong năm tháng đầu năm, cả nước có 8.400 vụ tai nạn giao thông (TNGT) được ghi nhận, với 3.588 người chết, 7.339 người bị thương. NĂM 2015, số người tử vong vì TNGT cũng đã lên gần 9.000 người, và hơn 25 nghìn người khác bị chấn thương. Ngoài ra, trong năm ngoái, số ca bị đột quỵ trên cả nước cũng rất cao, khoảng 200.000 ca và một nữa trong số đó đã để lại những di chứng nặng nề. Bên cạnh đó, mỗi năm nước ta có hơn 11 nghìn trẻ em bị đuối nước, tương đương khoảng 32 ca mỗi ngày, hầu hết trẻ bị đuối nước chỉ mới hai tuổi. Những con số trên cho thấy nhu cầu cấp cứu là rất lớn. Tuy nhiên, hệ thống cấp cứu hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu bởi nhiều vấn đề khách quan.

Tính tới thời điểm đầu năm nay, tại TP Hồ Chí Minh, đô thị lớn của cả nước, nhưng mới chỉ có sáu xe cấp cứu thuộc Trung tâm cấp cứu 115 và một số xe khác được bố trí ở năm trạm cấp cứu vệ tinh tại năm bệnh viện. Tại buổi ra mắt dịch vụ Điều phối cấp cứu “9999″ mới đây, Family Medical Practice (FMP) đã đưa vào hoạt động sáu xe cấp cứu hiện đại và có kế hoạch nhập thêm bốn xe từ Bắc Mỹ vào cuối năm nay. Tuy vậy, tổng số xe và trạm cấp cứu của TP Hồ Chí Minh không nhiều, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của một thành phố với hơn 10 triệu dân. Theo bác sĩ Ra-phi Cốt (FMP), người có kinh nghiệm hơn 31 năm trong ngành y tế chia sẻ về con số thống kê của thế giới, trung bình cứ 35 nghìn người dân thì cần một xe cấp cứu. Ngoài ra, theo quy định hiện hành ở Việt Nam, mỗi xe cấp cứu buộc phải có một bác sĩ, một điều dưỡng và lái xe. Đây là sự lãng phí rất lớn đối với nhân lực ngành y Việt Nam, khi phải sử dụng bác sĩ đào tạo ít nhất sáu năm để thực hiện công việc mà một chuyên viên cấp cứu ngoại viện có thể thao tác thành thạo sau khóa học tám tháng. Đó cũng là điểm khác biệt nổi bật giữa Việt Nam và các quốc gia khác, chẳng hạn ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, họ chỉ sử dụng hai chuyên viên cấp cứu ngoại viện cho một xe cấp cứu.

Số lượng bác sĩ tại Việt Nam hiện nay đạt tỷ lệ 8 bác sĩ/10 nghìn dân, kém xa so với nhiều nước trong khu vực là 20 bác sĩ/10 nghìn dân.

emergency team

Trước thực trạng đó, bác sĩ Ra-phi Cốt đề xuất giải pháp: Việt Nam nên sớm cho phép sử dụng chuyên viên cấp cứu ngoại viện cho công tác cấp cứu. Theo ông, đây là một phương án có lợi không chỉ cho ngành y Việt Nam mà cho cả xã hội, giải quyết được các tình trạng bất cập kể trên. “Chuyên viên cấp cứu ngoại viện là một chức danh chưa có ở Việt Nam nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Họ không phải là bác sĩ, họ được đào tạo chuyên về công tác cấp cứu và luôn có mặt trên xe cứu thương”. Đáng tiếc, trong danh sách chức danh nghề nghiệp của Bộ Y tế hiện chưa có mô tả về công việc này.

Gần đây, theo chỉ đạo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế đã tách trung tâm cấp cứu 115 ra khỏi bệnh viện cấp cứu Trung Vương để trở thành đơn vị độc lập từ cuối năm 2013. Tuy nhiên, công tác kiện toàn năng lực và nhân sự gặp nhiều khó khăn do không tuyển được bác sĩ, điều dưỡng, và thiếu kinh phí thực hiện. Xuất phát từ thực tế nêu trên, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Sở Y tế tiến hành nghiên cứu, xây dựng và phát triển đề án “Phát triển mạng lưới cấp cứu ngoại viện” dựa trên mô hình sử dụng Paramedic trong công tác cấp cứu ngoại viện. Với đề án này, Sở Y tế tin rằng, hệ thống cấp cứu của TP Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu cầu cùa người dân khi mạnh dạn đổi mới hệ thống cấp cứu ngoại viện.

Tuy nhiên, để thực hiện được dự án này, thì Sở Y tế cần có chiến lược đào tạo Paramedic và sự lựa chọn mô hình đào tạo phù hợp. Có thể nói, các khóa đào tạo chuyên viên cấp cứu ngoại viện trên thế giới khá đa dạng. Tại Hoa Kỳ, khóa đào tạo này mất khoảng từ ba đến tám tháng tùy theo cấp độ. Còn tại O-Xtrây-li-a, thời gian đào tạo là hai năm. Được biết, các cơ quan chức năng tại TP Hồ Chí Minh đang dự kiến xây dựng một chương trình đào tạo Paramedic với sự hỗ trợ chuyên môn của Ô-xtray-li-a và giao cho Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện.

Cho dù đề án đào tạo nghề mới này được duyệt thực hiện thí điểm ngay trong năm nay thì TP Hồ Chí Minh vẫn cần một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành khóa đào tạo “tân binh” chuyên viên cấp cứu ngoại viện đầu tiên. Để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân sự chuyên viên cấp cứu ngoại viện ngay trong giai đoạn này, bác sĩ Ra-phi Cốt đã mạnh dạn đề xuất Việt Nam nên tuyển dụng các nhân viên cấp cứu ngoại viện là người nước ngoài vào làm việc. Điếu này sẽ giúp ngành y tế TP Hồ Chí Minh tận dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo sẵn ở nước ngoài đồng thời cũng giúp những người đang học làm Paramedic ở Việt Nam có cơ hội học hỏi kinh nghiệm thực tế và trau dồi kiến thức tốt hơn.

Thịnh Linh

Dịch vụ “9999″ gồm đội xe cấp cứu hiện đại nhất Việt Nam, mỗi xe là một phòng cấp cứu di động có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân lên đến 72 giờ. Hệ thống của dịch vụ gồm hơn 300 tình huống cấp cứu cụ thể, được chia thành 36 hạng mục, có thể xác định được tình trạng cụ thể của bệnh nhân và đưa ra phương án tối ưu nhất tại hiện trường, giúp giảm tỷ lệ tử vong hơn 25%, trong trường hợp cần cấp cứu, chỉ cần bấm () và bốn lần số 9 trên điện thoại, sẽ được đáp ứng tối ưu. Với phí thường niên 575.000 đồng/người/năm, bệnh nhân có thể gọi cấp cứu không giới hạn và sử dụng dịch vụ trọn gói dịch vụ cấp cứu (như xe cấp cứu, công tác sở cấp cứu ngoại viện, chi phí thuốc men, theo dõi sức khỏe,..) trước khi chuyển đến bệnh viện.

Contact Us

We're not around right now. But you can send us an email and we'll get back to you, asap.

Start typing and press Enter to search